lên trên

Nguồn gốc và hướng dẫn chi tiết cách làm Sủi Cảo

Sủi cảo là món ăn rất nổi tiếng của ẩm thực Trung Hoa. Chắc hẳn, các bạn không còn lạ gì với món ăn này. Sủi Cảo không chỉ phổ biến ở đất nước tỷ dân. Mà còn được ưa chuộng tại các nước khác như: Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Và bài viết hôm nay, ToiHocTiengTrung sẽ giới thiệu cho bạn về lịch sử cũng như cách làm chuẩn nhất cho món ăn này.

Đầu tiên ta cùng đi tìm hiểu về nguồn gốc của Sủi Cảo.

1. Nguồn gốc Sủi Cảo

Theo truyền miệng thì có nhiều phiên bản để hình thành lên Sủi Cảo. Nhưng dưới đây là nguồn gốc mà nhiều người tin là thật nhất.

Món ăn này được cho là phát minh của Trương Trọng Cảnh vào năm 25-220 sau Công Nguyên. Ông là một thầy thuốc vô cùng nổi tiếng thời đó. Sủi Cảo ban đầu có tên là “tai mềm” vì nó được dùng để chưa chứng bệnh “tê buốt tai”.

Trong một lần về nhà vào mùa đông lạnh giá. Trương Trọng Cảnh thấy nhiều người nghèo khổ trên đường, không có áo ấm cũng như đồ ăn. Ngoài ra họ còn bị ê buốt tai do lạnh. Vì thế, ông liền nghĩ ra một bài thuốc bằng cách hầm thịt cừu, ớt và một số loại cây thuốc giúp làm ấm cơ thể. Ông luộc những chiếc bánh này lên cho vào một bát canh, rồi đưa đến người bệnh. Thời điểm này cũng là dịp Tết Nguyên Đàn. Để chào đón năm mới cũng như hồi phục chứng buốn tai. Mọi người học công thức nấu món Sủi Cảo của ông và nấu vào các dịp đặc biệt.

Sủi cảo nấu

2. Đặc điểm Sủi Cảo

Chắc hẳn nhiều người sẽ nhầm món ăn này với Há Cảo. Sủi trong tiếng trung là nước (Shuǐ – 水), có nghĩa sẽ được luộc chín. Khác với Há Cảo là được hấp.

Vỏ bánh sủi cảo làm từ bột mì pha trứng cán mỏng, đều. Nhân bên trong gồm có: thịt say, tôm, cà rốt, hành tây…

Món ăn này khi chín sẽ có màu vàng bắt mắt của trứng gà, lớp vỏ mềm và béo ngậy.

⇒ Xem thêm bài viết về món: Há Cảo

3. Cách làm Sủi Cảo

⇒ Chuẩn bị

  • Thịt nạc xay: 300gr
  • Vỏ bánh: 30 cái (mua ở siêu thị hoặc hàng tạp hóa)
  • Hành lá, gừng, rau mùi
  • Trứng gà: 2 quả
  • Tôm: 30 con
  • Cải thảo: 4-5 lá là đủ.
  • Gia vị

⇒ Mách nhỏ

  • Vỏ bánh làm rất mất công, do đó nên mua vỏ cán sẵn
  • Nên mua tôm sú tươi sẽ ngọt và thơm

⇒ Thực hiện

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

  • Cải thảo ngâm muối, rửa sạch rồi để ráo. Sau đó thái chỉ và vắt kiệt nước.
  • Hành lá, rau mùi nhặt rửa sạch. Gừng cạo vỏ rồi đập rập.

nguyên liệu sủi cảo

Bước 2 Làm nhân bánh và gói Sủi Cảo

  • Trộn đều các nguyên liệu: thịt nạc xay, cải thảo, rau mùi, hành lá, chút gừng. Sau đó đập 2 quả trứng gà vào bát, rồi thêm 3 thìa canh xì dầu, 2 thìa dầu vừng.

Nhân Sủi Cảo

  • Tiếp theo, Đặt vỏ sủi cảo lên bề mặt phẳng, thêm 1 thìa nhân và 1 con tôm vào giữa.

gói sủi cảo

  • Chấm nước quanh mép rồi gấp đôi lại, ép chặt các mép của vỏ bánh.
  • Sau đó tạo hình bằng cách: kéo góc 2 bên để tạo thành nếp gấp. Hoặc bạn có thể làm theo ý thích.

tạo hình sủi cảo

Bước 3 Luộc Sủi Cảo

  • Đầu tiên, bạn đặt nồi nước lên đun sôi. Cho sủi cảo vào đun, nhớ quấy nhẹ để chúng không dính vào nhau.
  • Khi nước sôi lên, bạn đổ thêm một cốc nước nguôi sau đó đạy nắp lại.

Luộc sủi cảo

  • Khi nồi nước sôi lên lần nữa là Sủi Cảo đã chín. Bạn hãy bắc nồi ra và vớt ra.

Vớt sủi cảo

⇒ Yêu cầu thành phẩm

  • Sủi cảo có màu vàng của vỏ bánh. Khi cắn thấy độ mềm, thơm béo của vỏ
  • Nhân bánh mềm, có vị ngọt của thịt và tôm
  • Ngoài ra, Sủi Cảo còn có phiên bản đi kèm với một bát canh với nước hầm xương và chút hành lá.

Thành phẩm Sủi Cảo

Như vậy là món Sủi Cảo cũng đã hoàn thành. Các bạn có cách làm Sủi Cảo khác, hãy để lại bình luận bên dưới nhé. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ bài viết.

5/5 - (1 bình chọn)
phạm tiến
Tác giả: Phạm Tiến

Xin chào các bạn, mình là Tiến - người quản trị và cũng là tác giả các bài viết trên Website ToiHocTiengTrung. Ngoài các bài viết hướng dẫn học tiếng Trung. Mình còn viết các bài về văn hóa, lịch sử Trung Quốc.

Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nhung
Nhung
4 năm trước

Cám ơn ad, bài viết rất hay ạ

Phương L
Phương L
4 năm trước

cảm ơn, thêm một cách làm sủi cảo dễ thực hiện

2
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x